Theo ông Quang, nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ là một trong các chiến lược quan trọng trong việc phát triển nhu cầu nhà ở đang tăng nhanh và gắn liền với việc phát triển các khu đô thị mới
Đặc biệt, trong khoảng gần mười năm trở lại đây, các hành lang pháp lý cần thiết cho việc phát triển nhà ở xã hội ngày càng đầy đủ và hoàn thiện. Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/NĐ-CP/2015 về việc quản lý nhà ở xã hội, đã tạo ra nhiều động lực mới và có những thành quả bước đầu hết sức đáng khích lệ để đáp ứng nhu cầu nhà ở của xã hội, nhất là các đối tượng có thu nhập thấp và chưa có nhà ở ổn định tại các khu vực đang có tốc độ đô thị hóa nhanh như Hà Nội và TP.HCM.
Theo ông Quang, trong chiến lược phát triển và quản lý nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ của Nam Long từ các năm 2004 đến nay, các ưu đãi về tài chính, pháp lý xây dựng theo Nghị định 100/ NĐ – CP/ 2015 được lưu ý và vận dụng, nhằm đảm bảo quá trình triển khai dự án đạt các yêu cầu về thời gian, tính chất và kiểm soát tốt chi phí.
Tuy nhiên, trong thực tế khi nghiên cứu và triển khai nhà ở xã hội tại TP.HCM, Nam Long nhận thấy nhiều vấn đề cần giải đáp và khuyến nghị, cụ thể là: Hình thành cơ quan quản lý phát triển nhà cấp nhà nước và thiết lập các kênh tài chính theo thông lệ và kinh nghiệm quốc tế.
Theo đánh giá của ông Quang, tại Việt Nam, tổ chức này đặc biệt cấp bách trong vai trò là đầu mối cho các quy hoạch phát triển không gian thành phố, nâng cấp và tái chỉnh trang đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, và cung cấp vốn nhà ở xã hội cho các người thu nhập thấp để mua và thuê nhà ở….
“Tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở xã hội và nhà thương mại ngày càng bức thiết bởi cơ cấu dân số đang bước vào thời kỳ vàng, với 70% dân số trong độ tổi lao động từ 15 – 59 tuổi”, ông Quang cho biết.
"Bản chất chỉ cần thực hiện được tốt những chính sách chúng ta đã công bố thì sẽ rất hấp dẫn thị trường", ông Quang chia sẻ.
Trong khi đó, theo ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã được đặt ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, cụ thể là đến năm 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,7 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 75% số sinh viên,học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 65% công nhân lao động tại các khu cụm công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở; hỗ trợ cho khoảng 500 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở.
Theo ông, trong quá trình phát triển nhà ở xã hội, khi gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, khó khăn đầu tiên gặp phải là câu chuyện nguồn vốn. Hiện ngân sách Nhà nước đang phải phục vụ cho nhiều chương trình. Đến nay, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, hiện có khoảng 2.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội và người có công với cách mạng. Trong đó, hơn 800 tỷ đồng phân bổ cho hỗ trợ nhà ở cho người có công, còn hơn 1.264 tỷ đồng cho hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội.
Về định hướng phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, ông Vũ Văn Phấn cho hay, thực tế hiện nay trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã khẳng định rõ quan điểm bên cạnh việc tập trung phát triển nhà ở xã hội vẫn phải triển khai phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường.
Đặc biệt mới nhất Quận 9 sắp triển khai dự án Topaz Home 2 Quận 9 tiêu chuẩn thương mại để đáp ứng nhu cầu người dân khu vực và đang được nhiều người đón nhận